ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN VẬT LÝ 6

Lượt xem:

Đọc bài viết

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II

                                                                   MÔN VẬT LÝ 6                                    

           

 

  1. LÝ THUYẾT:

BÀI 16: RÒNG RỌC

Ròng rọc là một bánh xe quay được quanh một trục, mép bánh xe có một cái rãnh để vắt dây qua.

Trục của ròng rọc cố định được mắc cố định ở một chỗ. Vật nặng được treo vào một đầu dây, ta kéo đầu dây kia. Khi tay ta kéo dây thì vật nặng được nâng lên cao, ròng rọc vẫn đứng yên tại chỗ.

Trục của ròng rọc động không được mắc cố định. Vật nặng được treo thẳng vào ròng rọc. Một đầu dây được mắc cố định vào một vị trí trên cao, tay ta kéo đầu dây kia. Khi tay ta kéo dây thì ròng rọc chuyển động lên trên, và vật nặng cũng được nâng lên cao.

Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo vật trực tiếp. Lực kéo vật qua ròng rọc bằng lực kéo vật trực tiếp (tức là bằng trọng lượng của vật).

Ròng rọc động không làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo vật trực tiếp. Lực kéo vật qua ròng rọc nhỏ hơn lực kéo vật trực tiếp (tức là nhỏ hơn trọng lượng của vật)

Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Ứng dụng: dùng để kéo các thùng vữa lên cao, kéo nước từ dưới giếng lên, cột cờ,…

 

BÀI 18. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN:

Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Nhôm nở vì nhiệt >Đồng nở vì nhiệt >Sắt)

Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất rắn

Khe hở giữa 2 đầu thanh ray xe lửa

Tháp Épphen cao thêm vào mùa hè,…